Dưới sự ảnh hưởng của mạng xã hội, reviewer ngày nay cũng được coi là một loại công việc, thậm chí còn là công việc “hot”.
Tuy nhiên, hiện nay, có nhiều trường hợp reviewer lợi dụng sự ảnh hưởng của mình trên mạng xã hội để đưa ra những thông tin sai sự thật, gây ảnh hưởng đến người khác và làm nhiễu loạn không gian mạng. Theo quan điểm của nhiều người, chính lượt tương tác “khủng” đã đẩy nhiều người làm review rơi vào vòng tròn “ảo tưởng quyền lực mạng”.
Không chỉ còn là “ Tự do ngôn luận”?
Quyền tự do ngôn luận của công dân trên không gian mạng là quyền của cá nhân trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của bản thân đối với mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, ngày nay, một số reviewer đã lại lợi dụng khái niệm “tự do ngôn luận” để phán xét, coi mạng xã hội như một nơi để thể hiện quyền lực.
Quan điểm khá tiêu cực về nghề review của một bộ phận công chúng hiện nay. (Ảnh: BeatVn)
Điển hình như vụ việc gây xôn xao mạng xã hội của một quán chè nổi tiếng và một hot TikToker trong thời gian gần đây. Sau khi bị một TikToker có tiếng lên clip chê bai sản phẩm, tố quán chè làm marketing lố thì chủ quán chè cũng đã lên tiếng phản bác, cho rằng TikToker này đang lợi dụng những nội dung không đúng đắn để trục lợi cho bản thân và hạ thấp thương hiệu. Mặc dù ai đúng ai sai vẫn chưa rõ nhưng dư luận cũng chia ra thành 2 luồng ý kiến trái chiều, một bên cho rằng sản phẩm của quán chè thật sự cần phải xem xét, bên còn lại đưa ra nhận định rằng từ bao giờ một TikToker lại có quyền dùng những lời lẽ nặng nề gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh của sản phẩm.
Chủ quán chè trong vụ lùm xùm gần đây cho rằng nam TikToker không phải đang review mà là đang lợi dụng quyền tự do ngôn luận để “chơi xấu”. (Ảnh: Chụp màn hình từ TikTok C.H)
Đáng chú ý thay, trước đó, những nội dung được chính nam TikToker này sản xuất cũng đã nhiều lần bị các KOL khác phản ứng gay gắt. Điển hình như việc TikToker này bị coi là “sân si” khi lên clip săm soi mức thu nhập của một KOL khác, hay có những phát ngôn chưa thật sự hợp lý về vấn đề “tiểu tam” trong showbiz.
Long Chun từng rất bất bình với cách làm nội dung trên nền tảng mạng xã hội của TikToker này. (Ảnh: TikTok C.G.C.R/ Long Chun)
Võ Hà Linh cũng từng lên clip dằn mặt cực “gắt” khi TikToker này có những phát ngôn chưa hợp lý về vấn đề “tiểu tam” . (Ảnh: TikTok Halinh Official/C.G.C.R)
Hay mới đây nhất, mạng xã hội cũng rầm rộ vụ việc reviewer N. trên nền tảng TikTok đã lợi dụng quyền tự do ngôn luận và sự nổi tiếng của mình để bôi nhọ người khác, và đối tượng bị ảnh hưởng ở đây không ai khác chính là “ chiến thần review” – Võ Hà Linh. Cụ thể, N. đã có phát ngôn “bóng gió” rằng: “Mình biết một người khá có tiếng trong làng review, được book review với mức giá rất cao, phải mấy chục triệu đến gần cả trăm”.
“ Drama” vu khống giữa TikToker N. và “ chiến thần review” Hà Linh gây xôn xao mạng xã hội. (Ảnh: TikTok @halinhofficial, @tuanbrice)
Ngay sau đó, người dùng mạng xã hội đã nhanh chóng tìm ra danh tính người được nhắc đến ở đây là Hà Linh, vì trước đó đã có một bài đăng tố cô nàng nhận quảng cáo của một quán gỏi tại TP.HCM với mức giá lên tới 80 triệu đồng. Tuy nhiên, “chiến thần” Hà Linh đã nhanh chóng lên tiếng đính chính, kèm theo đó là minh chứng thông tin trên là hoàn toàn sai sự thật, đã được cắt ghép và chỉnh sửa để vu khống cô.
Bài “bóc phốt” Hà Linh bị tố là đã qua chỉnh sửa, cắt ghép, nhằm mục đích “bôi xấu” cô. (Ảnh: FB N.N.)
Có thể thấy, nhiều người sẵn sàng đem một cá nhân, một hành động lên mạng xã hội để gièm pha và bình phán một cách hết sức thản nhiên. Một số khác lại lạm dụng quyền tự do ngôn luận để đưa những thông tin chưa được kiểm chứng, buông lời săm soi, tạo ra sức ép dư luận gây ảnh hưởng đến người khác.
>>> Xem thêm: Idol “tóp tóp” bị CĐM phát hiện đánh giá đồ ăn nhưng không nuốt
Sự ảo tưởng vào “những con số ảo”
Reviewer là người trực tiếp đưa ra các đánh giá, trải nghiệm về dịch vụ hay sản phẩm nào đó trên thị trường. Những thông tin được những người này chia sẻ trên mạng xã hội thường được xem là có khả năng lan tỏa mạnh mẽ, đặc biệt đối với các reviewer có lượng tương tác lớn (từ 500 nghìn đến trên 1 triệu lượt người theo dõi). Song, điều này cũng khiến không ít người bị “ảo tưởng sức mạnh” từ “những con số ảo”, cho rằng chỉ cần sở hữu lượng người theo dõi và lượt tương tác “khủng” thì có thể tuỳ hứng đưa ra những quan điểm cá nhân gây tranh cãi.
Không ít người đang bị ảo tưởng về sức mạnh của “những con số ảo” trên mạng xã hội. (Ảnh minh họa: Jobpro)
Không ít trường hợp các reviewer vì nhận tiền quảng cáo nên phải “thêm mắm dặm muối” để review sản phẩm, để rồi sản phẩm được review không đúng với sự thật. Hành động như vậy không khác gì là đang “lừa” những người yêu thích và theo dõi mình. Đơn cử như trường hợp dưới đây.
Phản hồi của thực khách dưới một clip review không có tâm. (Ảnh: Tri thức & cuộc sống)
“Quán này đi 2 lần đều thất vọng, chủ video xem lại nhé”, “Nhìn đã thấy không tươi, PR cho đúng”, “Mình ở gần quán này, cũng vào ăn thử 1 lần và không có lần sau”,… Đó là phản hồi của thực khách về một quán ăn đã được một TikToker nổi tiếng khen nức nở. Có thể thấy, thực trạng review không có tâm như trên không phải là trường hợp hiếm, không chỉ đối với đồ ăn mà còn với nhiều mặt hàng sản phẩm khác như mỹ phẩm, quần áo, đồ gia dụng,…
Báo điện tử Công lý đưa tin về một chủ tài khoản TikTok có tiếng từng bị phạt 7,5 triệu đồng vì review sai sự thật do không rõ kiến thức về các loại chất phụ gia trong sản phẩm. (Ảnh: VieZ)
Đáng nói thay, ngay cả khi bị nhận về những phản ứng tiêu cực thì những reviewer này cũng để mặc cho qua hoặc âm thầm xóa bài nhưng không một lời xin lỗi. Sau đó, chờ cho vụ việc lắng xuống sẽ dựa vào lượng người theo dõi đông đảo để “tẩy trắng” cho bản thân và tiếp tục nghiệp review. Cần biết, làm reviewer không hề đơn giản bởi một số lĩnh vực nhất định đòi hỏi người review phải có kiến thức và kỹ năng chuyên môn chứ không đơn thuần chỉ là “những con số ảo” trên mạng xã hội.
Hơn nữa, hiện nay, công chúng cũng không còn dễ dàng bị “dắt mũi” mà một mực tin vào các clip review như trước. Trong một số hội nhóm về review, thậm chí còn xuất hiện những bảng đánh giá về độ công tâm của các reviewer, thu hút đông đảo sự quan tâm của người dùng mạng xã hội. Việc hàng loạt reviewer nổi tiếng lọt vào bảng xếp hạng không mấy tích cực này cũng đã phần nào chứng minh được người tiêu dùng đang dần đánh mất niềm tin vào ngành review. Do đó, những người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội nếu đã làm reviewer thì cần phải review có tâm, đừng mãi nghĩ rằng có thể “dựa hơi” vào “những con số ảo” như trước.
>>> Đừng bỏ lỡ: Nghe Tiktoker review địa điểm đẹp nổi tiếng đến nơi là hồ cạn nước
Bảng bình chọn “Phét rì viu” thu hút lượt tương tác “khủng”, hàng loạt TikToker nổi tiếng bị lọt top. (Ảnh: Pháp luật & bạn đọc)
Quyền lực “ảo”, hậu quả “thật”
Ngành review hiện nay ngày càng phổ biến, ai cũng có thể trở thành reviewer. Song, mỗi người lại có một quan điểm, một cảm nhận, một khẩu vị riêng nên điều này cũng có thể gây ảnh hưởng ít nhiều đến hình ảnh của các thương hiệu và việc làm ăn buôn bán ở nhiều nơi. Chắc chắn, không có gì là hoàn hảo nên một sản phẩm sẽ có người thích, người không. Nhưng nếu chẳng may người không thích lại là người có tầm ảnh hưởng lớn trên mạng xã hội, và nếu những người đó lại có sự nhận xét không mang tính xây dựng thì hậu quả thật sự sẽ rất khó lường.
Một hot YouTuber người Hàn từng bị chỉ trích dữ dội vì khiến một quán ăn phải đóng cửa bởi những review không có tâm của mình. (Ảnh: Hóng Hớt Showbiz)
Mới đây, trên mạng xã hội cũng chia sẻ rầm rộ thông tin nhiều hàng quán, cửa hàng đồng loạt treo biển “miễn tiếp” các “idol”, “chiến thần review” trên nền tảng TikTok. Song đáng buồn thay, phần lớn dân tình lại bày tỏ sự ủng hộ cách làm này. Qua đây cũng cho thấy, ngành review đang mất dần thiện cảm trong mắt công chúng, thậm chí nhiều người còn đang có cái nhìn tiêu cực với những người làm reviewer.
2 TikToker thị phi bị một số nơi treo biển “Miễn tiếp”. (Ảnh: Hóng Hớt Showbiz)
Vì vậy, nếu đã là một người có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội thì hãy cẩn trọng với từng phát ngôn và hành động của mình, đừng để “con sâu làm rầu nồi canh”, gây ảnh hưởng đến những reviewer chân chính, đang nỗ lực mỗi ngày để đem lại sự lựa chọn khách quan cho cộng đồng. Tất nhiên, không có trường lớp nào đào tạo nghề review, song nếu muốn trở thành những người được xã hội tin tưởng thì mỗi reviewer đều phải tự thân vận động, không ngừng học hỏi, trải nghiệm để có thêm nhiều kiến thức và góc nhìn mới.
Bạn nghĩ sao về sự biến tướng của nghề review hiện nay? Hãy để lại ý kiến của mình bên dưới phần bình luận để mọi người cùng biết nhé!
Tin liên quan
- Hà Linh – Cô Gái Có Râu – Nờ Ô Nô: 3 chiến thần “tóp tóp” khiến các chủ quán khiếp sợ mỗi lần review
- Chiến thần Hà Linh lên tiếng “giải cứu” hàng nghìn sinh viên FPT
- Hot Tiktoker Call Me Duy tiết lộ thu nhập khủng nhờ “review dạo”: “Mình thấy Long Chun kiếm 1 tỷ/ tháng là bình thường”!
- Tranh cãi clip chủ quán nước trách “chiến thần review” làm mất khách
#Netizen
#mạng_xã_hội
#drama
#long_chun
#công_việc
#quyền_lực
#không_gian_mạng
#võ_hà_linh
#tự_do_ngôn_luận
#chiến_thần_review
#reviewer
#book_review
#drama
#mạng_xã_hội
#công_việc
#quyền_lực
#tự_do_ngôn_luận
#không_gian_mạng
#reviewer
#long_chun
#võ_hà_linh
#chiến_thần_review
#book_review